Thế nào là Hộ Ma? Hiểu sao cho đúng tinh thần Phật Đạo?
Viết và luận giảng bởi: Kim Cang Tấn Dũng
Ngày 13 tháng 10 năm 2017
Khái niệm này ít được biết đến và rất ít việc làm liên quan đến Hộ Ma. Tuy nhiên, những ai đã và đang đi theo dòng Mật Thừa sẽ cần nên hiểu rõ ý nghĩa và việc làm của Hộ Ma mà diệu dụng
Phần 1: Thế thì hiểu như thế nào là Hộ Ma?
PHÉP HỘ MA - HO MA (): Hộ ma, Trung Hoa dịch là hỏa thiêu, hỏa tế để chỉ cho cảnh lửa cháy lẫy lừng hay sự cúng tế bằng lửa. Hộ ma còn có nghĩa là thiêu ám để chỉ cho lửa trí tuệ thiêu đốt nghiệp.
Về phép hộ ma, trong Du-già hộ ma nghi quỹ nói: “Tức tai Kiết Phật ấn. Tăng ích cờ xí báu. Hàng phục Kim Cang nộ. Câu triệu Kim Cang câu. Thỉnh mời liền ứng nhau. Kính ái liên hoa bộ. Năm Du-già như thế nên làm phép Hộ ma”.
Thâm-ý: là 37 vị Tôn-Phật Trí-hỏa như thiêu như đốt muôn vạn nghiệp-chướng, cấu-chướng, oán-trái, u-mê, ám-muội, tối-trí, phiền-não, vô-minh ..., tốc-chứng bậc chánh-đẳng chánh-giác. Pháp-Tánh Đại-Nhật chi thân.
Trung-Hoa dịch là HA MA ( ), Tam-muội, HO MA () là bản-thể.
Tên Phạn gọi là QUÂN-TRÀ, đồng nghĩa với sự thiêu-đốt , đồng-nghĩa sự tịch-trừ báo-nghiệp ác-nghiệp vô-minh.
Kinh Đại-Nhật nói: Hàng-Tam-Thế là chữ HA (), Tịch-trừ chướng-nghiệp ba đời, cũng tịch trừ tam độc phiền não chướng ba-đời cho tam giới
Như vậy, Phép Hộ Ma là một phương tiện trong tu hành dùng để xóa sạch các chướng nghiệp, oan gia oán trái để được tiêu trừ dần các phiền não mà tiếp cận đến tánh giác và đạt được một số tất địa trong tu hành.
Phần 2: Có bao nhiêu loại Hộ Ma?
Hộ ma của Mật giáo được chia làm 2 loại: Ngoại Hộ ma và Nội Hộ ma.
-Ngoại Hộ Ma là dùng phép hỏa tế cúng dường tất cả thân phổ môn để tăng ích thế lực không thể nghĩ bàn của mật chú và khiến cho chân ngôn mau được thành tựu. Ngoại hộ ma chủ yếu tịch trừ các thành phần tác động từ bên ngoài hoặc làm lợi ích cho các thành phần bên ngoài để hộ người tu hành hoặc được viên mãn nguyện nơi hiến cùng phép Ngoại hộ ma.
Đối với hành giả mật tông, Ngoại Hộ ma: Tu ở trong đàn Hộ ma, phải có đủ 3 thứ: Tượng Bản tôn, lư hương, hành giả, tượng trưng cho Tam mật (thân, khẩu, ý) của hành giả. Trong đó, tượng Bản tôn tượng trưng cho Ý mật, không hạn cuộc ở bất cứ đức Như lai nào hay vị Minh vương nào, chỉ tùy theo pháp tu mà quyết định; lư hương tượng trưng Khẩu mật, còn tự thân của hành giả thì tượng trưng cho Thân mật.
Về phương thức thực hành thì trước hết là chọn đất, làm đàn, đặt lư hương, tụng chân ngôn, rồi bỏ các vật cúng như nhũ mộc, ngũ cốc, v.v... vào trong lư hương để thanh tịnh hóa Tam mật của hành giả hầu thành tựu các pháp Tức tai, Tăng ích, Hàng phục, v.v... Vì thực hành pháp này đều là những việc ở ngoài tâm, cho nên gọi là Ngoại hộ ma, Sự hộ ma.
-Nội Hộ Ma là dùng lửa trí tuệ đốt sạch cỏ rác phiền não bên trong, cần phải lấy Bồ-đề tâm làm động lực căn bản. Trong Kiến lập Hộ ma nghi quỹ có nói: “Vì nghiệp chướng che lấp, quán nơi môn chữ A, dùng trí tuệ mãnh liệt, tưởng chung quanh thành lửa, như kiếp hỏa lẫy lừng, thiêu đốt nghiệp phiền não, và củi gỗ vô minh, không còn sót vật chi, tuôn chảy bạch cam lồ, tươi mát mười phương cõi, những nhiệt não chúng sanh, giúp lớn mầm Bồ-đề, thứ lớp sanh các chữ, đây chính là pháp thân, bí mật nội hộ ma”.
Nội Hộ ma thông thường có 5 pháp:
1. Pháp tức tai: Quán tưởng bản tính đức Đại nhật Như lai.
2. Pháp tăng ích: Quán tưởng bản tính đức Bất không thành tựu Như lai.
3. Pháp kính ái: Quán tưởng Bản tính đức Vô lượng thọ Như lai.
4. Pháp câu triệu: Quán tưởng bản tính đức Bảo sinh Như lai.
5. Pháp điều phục: Quán tưởng bản tính đức A súc Như lai.
Năm pháp này tương ứng với nội chứng của 5 trí thuộc 5 bộ Kim cương giới. Nói về công đức của 5 pháp này thì mỗi pháp đều có hiệu quả của 4 pháp kia, gọi là Ngũ pháp hỗ cụ. Chẳng hạn như khi tu pháp Tức tai thì dứt được phiền não tham, sân hoặc tiêu trừ tai nạn, đó là ý nghĩa Tức tai. Khi đã dứt trừ phiền não tham, sân thì tăng trưởng được công đức giới, định, tuệ và các thứ phúc đức khác, đó là ý nghĩa Tăng ích. Khi công đức đã được tăng trưởng, thì dần dần phá vỡ vô minh, diệt trừ các tai ách, đó là ý nghĩa Điều (hàng) phục. Nhờ các công đức ấy mà được chư Phật, Bồ tát hộ trì, đó là ý nghĩa Kính ái. Nhờ những công đức nói trên mà các điều thiện sinh khởi, muôn pháp hiển hiện, đó là ý nghĩa Câu triệu. Ngoài ra, 5 loại pháp nói trên, nều thêm pháp Diên thọ (pháp này sinh ra từ pháp Tăng ích) thì chúng ta có thể có 6 pháp.
Ngoài ra, củi đốt trong pháp Hộ ma, gọi là Hộ ma mộc, tro tàn gọi là Hỏa thực hôi, dao chặt củi gọi là Hộ ma đao. Tờ giấy hoặc thẻ gỗ viết chép mang nội dung cầu nguyện và chỉ thú của pháp Hộ ma, có thể dùng làm bùa hộ mạng, gọi là Hộ ma trát; phòng xá trong đó pháp Hộ ma được cử hành, gọi là Hộ ma đường.
Thật sự pháp ngoại hộ ma chỉ có tác dụng diệt tội sanh phước trong sanh tử giới vì thế mà người tu hành không thể thành tựu tất địa thông qua pháp ngoại hộ ma này. Còn pháp Nội hộ ma thì có công năng dứt trừ phiền não khiến cho siêu thoát luân hồi và hành giả tu hành có thể đạt được một số tất địa nhất định nếu mật trì đúng cách.
Nếu bậc chơn ngôn hành giả chỉ làm phép ngoại hộ ma theo thế để mà không hiểu ý nghĩa về nội hộ ma thì cũng đồng với hạng người thờ cúng lửa mà thôi.
Nếu phân biệt theo tính tương đối thế gian và xuất thế gian, thì pháp Hộ ma của xuất thế gian là Nội hộ ma, còn pháp Hộ ma của thế gian là Ngoại hộ ma. Tuy nhiên, trong pháp Hộ ma xuất thế gian cũng có nội ngoại khác nhau, tức lấy Quán tâm làm nội và lấy Sự tướng làm ngoại. Còn pháp Ngoại hộ ma, vì chưa tương ứng với nội quán, không thành tựu Tất địa, cho nên khi thực hành Ngoại hộ ma thì phải đồng thời tu quán Tam bình đẳng của Nội hộ ma, để mong nội ngoại tương ứng, lí sự dung hợp, mau thành tựu Tất địa; đó là nghĩa chân thực Ngoại hộ ma tức Nội hộ ma. Đây không những chỉ là chỗ khác biệt giữa Ngoại hộ ma của Mật giáo và Ngoại hộ ma của các giáo phái khác, mà còn là một yếu quyết của hành giả Mật giáo khi tu pháp Hộ ma.
Phần 3: Hộ Ma nên diệu dụng ra sao?
Khi chúng ta đã hiểu rõ được công dụng rõ ràng của Hộ ma là gì? Ngoại hộ ma khác Nội hộ ma ra sao? Thì việc ứng dụng và hành trì trong đời sống tu hành khá là rõ ràng.
Đối với vòng sanh tử, chúng ta (kể cả người tu lẫn người chưa tu) có thể thực hiện Pháp Ngoại hộ ma trong cuộc sống thường nhật. Đơn giản là mỗi nghi thức cúng kiến theo mong cầu nào đó trong cuộc sống (Cúng giỗ, cúng thí thực, cúng vong linh, cúng cầu an, cầu tài v.v….), chúng ta nên sử dụng giấy tiền vàng bạc hoặc các phép phật để hỏa hiến cùng theo nghi quĩ Ngoại hộ ma cho tất cà các chư vị (bằng cách tác pháp ra bên ngoài) nhằm lợi lạc cho họ để:
- Viên mãn nguyện nơi cầu hiến cúng
- Làm lợi ích cho thành phần được hiến cúng theo mong cầu
- Giảm tịch trừ tội nghiệp và tăng phước đức tư lương cho người hiến cúng
- Tâm càng thành, lợi ích càng lớn, linh nghiệm càng tăng
Tuy nhiên, khi hướng về giải thoát trong vòng luân hồi, người tu hành, đặc biệt là hành giả càng nên mật trì một cách niêm mật Pháp Nội hộ ma nhằm đẩy nhanh tiến trình tiêu trừ, xóa sạch những chủng tử tạp nhiễm, những dư sót còn lại nơi bản ngã mà để đi nhanh và tiếp cận thằng và tánh giác. Không thể làm sạch bên ngoài mà quên đi bên trong thí có thể tiếp cận được con đường giải thoát khỏi luân hồi được.
Vây thì để mật trì được pháp Nội hộ ma, chúng ta kêu gọi các chư Phật giúp đỡ thông qua 37 vị Tôn Phật nhằm làm sạch 37 chi phần trên cơ thể chúng ta.
Qua đây, tôi cũng xin hiến dâng cho những ai có nhân duyên đến với Phật pháp các câu Chân ngôn của 37 vị để có thể hành trì và viên mãn nguyện (nếu có mong cầu)
1./ NA-MÔ ĐẠI-NHẬT TÔN-PHẬT:( QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬ OM)
ÒM VAJRA DHÀTO AGNI VÀM
2./ NA-MÔ A-SÚC TÔN-PHẬT: ( QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬ HUM)
ÒM VAJRA AKSO BHYA AGNI HUM
3./ NA-MÔ BỬU-SANH TÔN-PHẬT: (QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬ AH)
ÒM VAJRA RATNA SAMBHAVÀ AGNI TRAH
4. /NA-MÔ VÔ-LƯỢNG-THỌ TÔN-PHẬT: (QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬ E)
ÒM VAJRA LOKE ’SVARA RÀJA AGNI HRÌH.
5./ NA-MÔ BẤT-KHÔNG THÀNH-TỰU TÔN-PHẬT:(QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬ CA)
ÒM VAJRA AMOGHA SIDDHE AGNI AH
6./ NA-MÔ KIM-CANG BA-LA-MẬT TÔN-PHẬT:( QUÁN -THÂN: THÀNH CHỦNG-TỬ HUM)
ÒM SATVA VAJRI AGNI HUM
7./ NA-MÔ KIM-CANG BỬU BA-LA-MẬT TÔN-PHẬT:(QUÁN-THÂN : CHỦNG-TỬ TRÀH)
ÒM RATNA VAJRI AGNI TRAH
8./ NA-MÔ KIM-CANG PHÁP BA-LA-MẬT TÔN-PHẬT: (QUÁN -THÂN: CHỦNG-TỬHRÌH)
ÒM DHARMA VAJRI AGNI HRÌH.
9./ NA-MÔ KIM-CANG NGHIỆP BA-LA-MẬT TÔN-PHẬT:(QUÁN -THÂN:CHỦNG-TỬ AH)
ÒM KARMA VAJRI AGNI ÀH
10./ NA-MÔ KIM-CANG TÁT-ĐỎA TÔN-PHẬT:(QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬA)
ÒM VAJRA SATVA AGNI HUM ÀH
11./ NA-MÔ KIM-CANG VƯƠNG TÔN-PHẬT:(QUÁN-THÂN : CHỦNG-TỬ JAH)
ÒM VAJRA RÀJA AGNI HUM JJAH.
12./ NA-MÔ KIM-CANG NHIỄM TÔN-PHẬT:(QUÁN -THÂN : CHỦNG-TỬ HOH)
ÒM VAJRA RÀJA AGNI HUM JJAH
13./NA-MÔ KIM-CANG XƯNG TÔN-PHẬT:(QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬ SAH)
ÒM VAJRA SÀDHU AGNI HUM SAH
14./ NA-MÔ KIM-CANG BẢO-UY-QUANG TÔN-PHẬT:( QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬ OM)
ÒM VAJRA RATNA AGNI HUM ÒM
15./ NA-MÔ KIM-CANG QUANG-MINH-UY TÔN-PHẬT:(QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬ AM)
ÒM VAJRA TEJA AGNI HUM ÀM
16./ NA-MÔ KIM-CANG TRÀNG ĐẠI-QUÂN TÔN-PHẬT: ( QUÁN -THÂN :THÀNH CHỦNG-TỬ TRÀM)
ÒM VAJRA KETU AGNI HUM TRÀM
17./ NA-MÔ KIM-CANG TIẾU TÔN-PHẬT: (QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬ HAH)
ÒM VAJRA HÀSÀ AGNI HUM HAH
18./ NA-MÔ LIÊN-HOA TỰ-TẠI-VƯƠNG TÔN-PHẬT:(QUÁN -THÂN : CHỦNG-TỬ HRÌH)
ÒM VAJRA DHARMA AGNI HUM HRÌH
19./ NA-MÔ KIM-CANG MÃNH-LỢI-ĐAO TÔN-PHẬT :(QUÁN -THÂN : CHỦNG-TỬ DHAM)
ÒM VAJRA TIKSNA AGNI HUM DHAM
20./ NA-MÔ KIM-CANG CHUYỂN-LUÂN-GIẢ TÔN-PHẬT:(QUÁN -THÂN:CHỦNG-TỬ MAM)
ÒM VAJRA HETU AGNI HUM MAM
21./ NA-MÔ KIM-CANG NGỮ-NGÔN TÔN-PHẬT:(QUÁN -THÂN : CHỦNG-TỬ RAM)
ÒM VAJRA BHÀSÀ AGNI HUM RAM
22./ NA-MÔ KIẾT-MA KIM-CANG-TẠNG TÔN-PHẬT: (QUÁN -THÂN : CHỦNG-TỬ KAM)
ÒM VAJRA KARMÀ AGNI HUM KAM
23./ NA-MÔ KIM-CANG GIÁP-TRỤ-QUANG TÔN-PHẬT:(QUÁN -THÂN :CHỦNG-TỬ HAM)
ÒM VAJRA RAKSÀ AGNI HUM HAM
24./ NA-MÔ KIM-CANG BỐ-THỰC-ĐẠM TÔN-PHẬT:(QUÁN -THÂN : CHỦNG-TỬ HUM)
ÒM VAJRA YAKSÀ AGNI HUM HUM
25./ NA-MÔ KIM-CANG MẬT-TRÌ TÔN-PHẬT: (QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬ VÀM)
ÒM VAJRA SANDHI AGNI HUM VÀM
26./ NA-MÔ KIM-CANG HỶ TÔN-PHẬT:(QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬ HOH)
ÒM VAJRA LÀSYE AGNI HUM HOH.
27./ NA-MÔ KIM-CANG MAN TÔN-PHẬT: (QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬ KSTA)
ÒM VAJRA MALE AGNI HUM TRAT
28./ NA-MÔ KIM-CANG CA TÔN-PHẬT:(QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬ GNÌH)
ÒM VAJRA GÌTE AGNI HUM GIH
29./ NA-MÔ KIM-CANG VŨ TÔN-PHẬT: (QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬ KSU)
ÒM VAJRA NRTYE AGNI HUM KRT
30./ NA-MÔ KIM-CANG HƯƠNG TÔN-PHẬT: (QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬ AH)
ÒM VAJRA DHRME AGNI HUM ÀH
31./ NA-MÔ KIM-CANG HOA TÔN-PHẬT:(QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬ OM)
ÒM VAJRA PUGHE AGNI HUM ÒM
32./ NA-MÔ KIM-CANG ĐĂNG TÔN-PHẬT: (QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬ ’SA)
ÒM VAJRA ROKE AGNI HUM DÌH
33./ NA-MÔ KIM-CANG ĐỒ TÔN-PHẬT: (QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬ GAH)
ÒM VAJRA GANDHA AGNI HUM GAH
34./ NA-MÔ KIM-CANG CÂU TÔN-PHẬT:(QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬ JAH)
ÒM VAJRA KU’SA AGNI HUM JAH
35./ NA-MÔ KIM-CANG SÁCH TÔN-PHẬT:(QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬ HUM)
ÒM VAJRA PA’SA AGNI HUM HUM
36./ NA-MÔ KIM-CANG TỎA TÔN-PHẬT: (QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬ VAM)
ÒM VAJRA SPHUTA AGNI HUM VAM
37./ NA-MÔ KIM-CANG LINH TÔN-PHẬT: (QUÁN -THÂN : THÀNH CHỦNG-TỬ HOH)
ÒM VAJRA VE’SA AGNI HUM HOH